Copywriter Là Gì? Các Kỹ Năng Cần Thiết Cho Copywriter

dịch vụ seo

 

Copywriter là một nghề phổ biến tại Việt Nam trong những năm gần đây. Công việc của Copywriter và Content Writer tương đối giống nhau. Tuy nhiên Copywriter sẽ phải thực hiện nhiều yêu cầu hơn. Và để tìm hiểu sâu hơn về Copywriter là gì thì hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

1. Copywriting là gì? Tìm hiểu về công việc của một copywriter

Copywriting là công việc dựa vào các văn bản có sẵn để sao chép và viết, tạo ra các tài liệu mới nhằm mục đích quảng cáo hoặc tiếp thị sản phẩm. Copywriting đều hướng đến mục tiêu chung là thúc đẩy số lượng khách hàng mua hàng. 

1.1 Copywriting là làm gì?

Copywrting giúp tạo ra các nội dung hữu ích để cung cấp thông tin cho khách hàng. Nhằm hỗ trợ quá trình nghiên cứu thị trường và gia tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, copywriter cũng hỗ trợ rất tốt cho quá trình xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp.

Copywriter là gì

1.2 Nghề Copywriter 

Copywriter chính là người tạo ra những nội dung copywriting. Công việc của Copywriter trải dài từ việc tạo ra nội dung chất lượng, slogan, văn bản, hình ảnh, video,.. nhằm mục đích cuối cùng là tăng độ nhận diện về thương hiệu, tạo dựng sự uy tín cho doanh nghiệp cho doanh nghiệp. Từ đó thúc đẩy doanh số và gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

1.3 Vai trò của Copywriter

Copywriter đóng vai trò là người sáng tạo ngôn từ nhằm mục đích quảng bá hay tiếp thị cho sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp. Bên cạnh đó, copywriter còn phải đảm nhiệm việc nghiên cứu, lên kế hoạch, triển khai quy trình từng bước cho một dự án marketing nhằm gia tăng sự uy tín của doanh nghiệp trong mắt khách hàng. 

copywriter là nghề gì

1.4 Mức lương và cơ hội việc làm của Copywriter

Thông thường thì Copywriter sẽ làm việc tại các công ty Marketing. Tuy nhiên với sự phát triển của thị trường hiện nay thì bất kì lĩnh vực nào cũng cần Copywriter. Vì vậy Copywriter có thể làm trong bộ phận Marketing của một công ty thuộc bất kì lĩnh vực nào.

Công việc của Copywriter tập trung vào việc tìm hiểu và lên kế hoạch triển khai các hoạt động truyền thông cho doanh nghiệp. Với vai trò quan trọng như vậy, Copywriter thường có mức lương khởi điểm vào khoảng 5 triệu đồng và tối đa lên tới hơn 15 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên mức lương phụ thuộc khá nhiều vào năng lực cũng như kinh nghiệm của bạn.

Copywriter cũng được chia ra thành nhiều cấp bậc. Bắt đầu từ các bạn thực tập sinh là Intent Copywriter và Junior Copywriter cho đến các vị trí quản lý như Content Manager và cuối cùng là vị trí giám đốc nội dung hay Content Director.

2. Phân loại các vị trí của Copywriter

2.1 Intern Copywriter

Đây là vị trí thực tập sinh Copywriter. Bạn sẽ chưa được làm copywritingg mà sẽ là người hỗ trợ những đồng nghiệp khác. Vì là một người hoàn toàn chưa có kiến thức về copywriting nên bạn sẽ được học hỏi từ từ. Bắt đầu với các bước nghiên cứu về khách hàng, hỗ trợ lên ý tưởng, xây dựng kế hoạch,…

2.2 Junior Copywriter

Cấp độ tiếp theo là Junior Copywriter. Sau khi đã hiểu rõ công việc của một Copywriter, bạn sẽ được trực tiếp thực hiện các công việc copywriting. Bạn sẽ được đảm nhận nhiều công việc hơn, bao gồm: xây dựng kế hoạch phát triển nội dung, viết bài, xây dựng các kênh truyền thông,…

2.3 Senior Copywriter

Ở một vị trí này, bạn đã có nhiều kinh nghiệm copywriting. Đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải tạo ra các nội dung với chất lượng tốt hơn. Senior Copywriter sẽ được làm việc trực tiếp với giám đốc để hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Từ đó lên ý tưởng nội dung để đáp ứng nhu cầu khách hàng.

copy writer là gì

2.4 Content Manager

Content Manager là vị trí lãnh đạo các team bao gồm các Copywriter khác. Bên cạnh các công việc như các nhân viên copywriter thông thường, bạn sẽ có vai trò lên kế hoạch và triển khai chiến lược theo tuần hay theo tháng cho các nhân viên cấp dưới. Bên cạnh đó Content Manager còn là người hướng dẫn và giám sát các Copywriter mới.

2.5 Content Director

Giám đốc content là người quản lý nhiều team Copywriter khác thông qua các Content Manager. Họ có vai trò xây dựng chiến lược tổng thể, trình bày các định hướng phát triển nội dung trước ban lãnh đạo. Song song với đó là điều hành, quản lý toàn bộ nhân sự của bộ phận Content trong công ty. Theo dõi và đánh giá hiệu quả làm việc và điều chỉnh quyền lợi tương ứng cho mỗi nhân viên.

2.6 Freelance Copywriter

Khác với 5 hình thức trên, Freelance Copywriter là hình thức làm việc tự do cá nhân hoặc theo nhóm. Những người này thường có thời gian làm việc cho một công ty để tích lũy kinh nghiệm. Sau đó sẽ chuyển ra làm Freelancer nhằm mục đích có được mức thu nhập tốt hơn và thời gian làm việc thoải mái hơn.

3. Các kỹ năng cần có để trở thành một Copywwriter giỏi

3.1 Khả năng viết lách

Công việc chính của một Copywriter là viết, vì vậy tất nhiên họ phải có khả năng tạo ra những nội dung độc đáo và thu hút khách hàng. Đây cũng là kỹ năng quan trọng nhất để trở thành Copywriter bởi các bài viết và nội dung phong phú sẽ thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng.

3.2 Khả năng tư duy sáng tạo

Không chỉ riêng Copywriter mà gần như bất cứ ngành nghề nào cũng cần tư duy sáng tạo. Khả năng sáng tạo của một copywriter được thể hiện qua các nội dung mà họ tạo ra. Cụ thể hơn, thay vì một bài viết với đa số nội dung là văn bản. Copywriter có thể kết hợp hình ảnh và video vào bài viết của mình. Nhằm mục đích truyền đạt thông tin đến khách hàng một cách hiệu quả hơn. 

3.3  Kỹ năng quản lý thời gian

Quản lý thời gian là kỹ năng cần thiết trong nhiều công việc. Quản lý thời gian giúp kiểm soát và phân bổ quỹ thời gian một cách hợp lý. Nhằm mục đích tối ưu thời gian và tối đa hiệu quả của công việc. Khối lượng công việc của một Copywriter là không nhỏ. Vì vậy quản lý thời gian sẽ giúp họ hoàn thành các yêu cầu được giao đúng hạn.

3.4 Khả năng nghe, đọc & hiểu

Copywriter là người xây dựng nội dung để quảng bá về sản phẩm và dịch vụ. Với mục đích cuối cùng là thu hút khách hàng. Để có thể tiếp cận được nhiều khách hàng, Copywriter cần phải lắng nghe và thu thập các ý kiến từ nhiều người về bài viết của mình. Từ đó rút kinh nghiệm để cải thiện chất lượng của những bài viết tiếp theo.

3.5 Khả năng tối ưu hóa SEO Onpage

SEO hay tối ưu hóa công cụ tìm kiếm đóng vai trò quan trọng trong việc đưa các nội dung đến với khách hàng. Vì vậy một Copywriter phải nắm rõ các kỹ năng để tối ưu hóa SEO Onpage cho bài viết. Bên cạnh việc xây dựng và tối ưu hóa nội dung, bạn còn phải tối ưu các thành phần Onpage như: hình ảnh, tiêu đề, tính dễ đọc,…. Một nội dung vừa dễ đọc, vừa cung cấp đầy đủ thông tin và gần gũi sẽ là phương tiện hoàn hảo để thu hút khách hàng.

3.6 Digital Marketing

Copywriting là một phần của Digital Marketing. Vậy nên Copywriter cần có những hiểu biết về Digital Marketing. Bạn sẽ phải học cách sử dụng những công cụ trong tiếp thị kỹ thuật số. Chọn lọc ra những kênh bán hàng tập trung nhiều khách hàng. Nhằm gia tăng khả năng thu hút khách hàng cho doanh nghiệp.

Các bài viết liên quan:

Đồng hành và phát triển
cùng Ezseo!