CRM Là Gì? Tầm Quan Trọng Của CRM Với Doanh Nghiệp

dịch vụ seo

CRM là một thuật ngữ không còn quá xa lạ với các nhà quảng cáo. Hiện nay, doanh nghiệp đã dần chú trọng hơn đến việc xây dựng các mối quan hệ với khách hàng và sử dụng hệ thống CRM như là một công cụ để quản lý này trở nên hiệu quả hơn. Vì vậy Ezseo sẽ làm rõ khái niệm CRM là gì cũng như tầm quan trọng của CRM trong bài viết dưới đây.

1. CRM là viết tắt của từ gì?

CRM hay Customer Relationship Management có nghĩa là quản trị quan hệ khách hàng. Thành phần này đóng vai trò như một công cụ quản lý các thông tin liên lạc của khách hàng…. . Nhằm mục đích tạo dựng và phát triển mối quan hệ của doanh nghiệp với khách hàng.

CRM là gì

2. Tầm quan trọng của hệ thống CRM đối với doanh nghiệp

Hệ thống CRM có tầm quan trọng đặc biệt đối với doanh nghiệp. Đây là cầu nối giữa doanh nghiệp với khách hàng. Giúp xây dựng sự trung thành và giữ chân khách hàng. Hệ thống CRM thu thập dữ liệu của khách hàng thông qua các kênh khác nhau. Ngoài ra, hệ thống CRM cũng giúp cho nhân viên trao đổi với khách hàng về:

  • Thông tin cá nhân
  • Lịch sử mua hàng
  • Sở thích và hành vi mua sắm
  • Mong muốn và nhu cầu của khách hàng

3. Một số dạng CRM phổ biến hiện nay

3.1 CRM tại chỗ

CRM tại chỗ là hình thức doanh nghiệp mua bản quyền của một phần mềm CRM. Phần mềm này thường bao gồm hệ thống quản lý, sắp xếp và bảo mật, thông tin cũng như dữ liệu của doanh nghiệp. Phần mềm CRM này sẽ được cài đặt tại máy chủ của công ty, và người dùng sẽ chịu chi phí cho các bản cập nhật và nâng cấp của phần mềm. 

3.2 CRM nền tảng đám mây

Khác với CRM tại chỗ, đây là dạng CRM dựa trên nền tảng cloud. Hay còn gọi là SaaS (phần mềm dịch vụ) hoặc CRM trực truyến. Dữ liệu sẽ được lưu trữ trên nền tảng trực tuyến để có thể truy cập mọi lúc mọi nơi miễn là có Internet. Nhờ khả năng triển khai nhanh chóng, tiện lợi và giá cả phải chăng mà CRM nền tảng đám mây thu hút những doanh nghiệp vừa và nhỏ bị giới hạn về tiềm lực công nghệ.

Tuy nhiên, CRM nền tảng đám mây cũng tồn tại một số rủi ro tiềm ẩn. Vì công ty không kiểm soát được hoàn toàn việc lưu trữ và quản lý dữ liệu của mình.Nếu nhà cung cấp phần mềm CRM cloud ngừng hoạt động, dữ liệu của doanh nghiệp đó có thể bị xâm phạm hoặc bị đánh cắp. Các vấn đề tương tự cũng có thể xảy ra khi di chuyển dữ liệu từ cơ sở dữ liệu của công ty sang nền tảng lưu trữ của phần mềm CRM cloud.

3.3 Open-source CRM

Open source CRM hay CRM mã nguồn mở cung cấp mã nguồn cho người dùng. Cho phép bất kì công ty hay tổ chức nào thay đổi miễn phí. Các hệ thống open source CRM cũng cho phép thêm và tùy chỉnh các đường liên kết đến các kênh Social Media của doanh nghiệp. Và nó phù hợp với những công ty muốn cải thiện các tính năng và ứng dụng của CRM xã hội.

Các nền tảng CRM open source tiêu biểu có thể kể đến như: X2CRM, SuiteCRM hay EspoCRM. Việc áp dụng phương thức triển khai CRM tùy thuộc vào nhu cầu, nguồn lực và mục tiêu kinh doanh của công ty. Vì mỗi phương pháp có chi phí khác nhau liên hệ đến nó.

Phân biệt các dạng CRM phổ biến

3.4 CRM xã hội

CRM Social Media hỗ trợ doanh nghệp kết nối và tương tác với khách hàng trực tiếp thông qua các trang mạng xã hội như: Facebook, Instaagram và LinkedIn. Phương tiện Social Media cung cấp một diễn đàn mở để khách hàng trình bày ý kến của mình về doanh nghệp. Cho dù họ có thể đưa ra các ý kiến phê bình hoặc khen ngợi sản phẩm. Nhằm mục đích tăng số lượt theo dõi doanh nghệp trên các trang Social Media.

3.5 Mobile CRM

Các ứng dụng CRM cho smartphones và máy tính bảng đã trở thành một phần không thể thiếu đối với các Marketer. Các ứng dụng này sẽ giúp họ truy cập vào cơ sở dữ liệu thông tin khách hàng và thực hiện nhiệm vụ của mình khi không ở văn phòng. Mobile CRM được tối ưu các tính năng dành riêng cho các thiết bị di động. Chẳng hạn như GPS và khả năng nhận diện qua giọng nói. 

4. Chức năng của CRM system

4.1 Tự động hóa quy trình làm việc

Chức năng đầu tiên của hệ thống CRM là tự động hóa quy trình làm việc. Hệ thống tự đống hóa CRM sẽ giúp thay thế các thao tác thông thường bằng các phương thức CRM thông minh và tiên tiến. Thông tin của khách hàng tiềm năng cũng sẽ được tự động phân loại giúp tiết kiệm thời gian đáng kể.

4.2 Quản lý khách hàng tiềm năng

Thu hút được khách hàng tiềm năng không khó. Tuy nhiên làm sao để chuyển hóa họ thành ngườiời mua hàng thì không đơn giản chút nào. Vì vậy, CRM cung cấp cho bạn giải pháp để quản lý khách hàng tiềm năng hiệu quả. Với tính năng đánh giá và phân loại khách hàng tiềm năng tự động, bạn có thể phân loại khách hàng tiềm năng dựa trên các thông số cụ thể và biết khách hàng tiềm năng nào có khả năng mua hàng cao nhất.

4.3 Quản lý giao dịch, thông tin liên lạc

Quản lý giao dịch là cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Tính năng quản lý giao dịch trong CRM cung cấp cho bạn thông tin về các giao dịch phát sinh. Cho bạn biết lý do các giao dịch thất bại. CRM cho phép bạn phân loại các giao dịch dựa trên giai đoạn hiện tại trong quy trình và cho bạn biết khả năng thành công của các giao dịch.

4.4 Phân tích, báo cáo

Hệ thống CRM giúp doanh nghiệp những xử lý dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Từ những biểu đồ cơ bản đến những thông tin phức tạp hơn, chẳng hạn như phát hiện ra bất thường trong doanh nghiệp, công cụ phân tích tích hợp trong CRM. Giúp doanh nghiệp có được lợi thế cạnh tranh đáng kể.

 

Các bài viết liên quan:

Đồng hành và phát triển
cùng Ezseo!