Domain Authority Là Gì? Bí Kíp Tăng DA Hiệu Quả Cho Website

dịch vụ seo

 

Domain Authority là một cụm từ quen thuộc đối với SEOer. Tuy nhiên có rất nhiều người không quan tâm về Domain Authority và tầm quan trọng của nó. Tuy nhiên Domain Authority là một trong những yếu tố quan trọng để xếp hạng trang web của bạn trên các công cụ tìm kiếm.

Domain Authority đóng vai trò như một thang đo để đánh giá và tối ưu website. Bên cạnh đó, nó còn công cụ để website cạnh tranh với các đối thủ khác. Vậy cụ thể như thế nào hãy cũng Ezseo tìm hiểu ngay.

1. Domain Authority (DA) là gì? 

Domain Authority (DA) là hệ thống điểm số dùng đề xếp hạng website được tạo ra bởi Moz. Mục đích chính của Domain Authority là phân tích và đánh giả khả năng xếp hạng của một trang Web trên trang kết quả tìm kiếm. Thông thường, thang điểm Domain Authority sẽ trải dài trong khoảng từ 0 đến 100. Một Website đạt điểm cao chắc chắn sẽ có khả năng đạt thứ hạng cao hơn một website có điểm thấp.

Domain Authority được tính toán bằng cách đánh giá nhiều yếu tố khác nhau trên website. Domain Authority có thể được sử dụng nhằm mục đích so sánh các website với nhau. Hoặc theo dõi “Ranking Strength” ( sức mạnh của website) theo từng giai đoạn cụ thể.

2. Cách để check Domain Authority

Có nhiều cách đề check Domain Authority hiện nay tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là sử những công cụ SEO miễn phí mà Moz cung cấp như: Link Explorer, MozBar hoặc sử dụng phần mềm phân tích kết quả tìm kiếm của Keyword Explorer.

3. Cách để tăng Domain Authority hiệu quả 

3.1 Tối ưu hóa nội dung Onpage

SEO Onpage sẽ gây ảnh hưởng lớn đến thứ hạng của website và ảnh hưởng đến cả điểm Domain Authority nữa. Vì vậy hãy luôn đảm bảo bạn đã tối ưu tất cả thành phần Onpage của website (gồm các tiêu đề, hình ảnh và nội dung các bài viết).

Việc nhấn mạnh các cụm từ quan trọng sẽ giúp cải thiện trải nghiệm người đọc. Từ đó giúp bài viết thu hút được nhiều traffic hơn. Ngoài ra. Bên cạnh đó, hãy cố gắng thêm vào các đường liên kết có  có liên quan tới nội dung bài viết để cung cấp thêm thông tin cho người đọc. Chính những yếu tố này sẽ giúp tăng điểm Domain Authority cải thiện thứ hạng website của bạn.

3.2 Xây dựng liên kết

Xây dựng liên kết hay link building là một cách thức hiệu quả để tăng điểm DA. Việc bạn cần làm là tạo ra các đường liên kết trỏ về website từ nhiều domain khác nhau. Giúp Google biết đến website cũng như tạo nền tảng vững chắc cho website. Bên cạnh đó, hãy cố gắng xây dựng các nội dung chất lượng cao. Bởi khi nội dung của bạn càng chất lượng thì sẽ càng thu hút nhiều người đọc hơn và sẽ được liên kết với nhiều trang web lớn có cũng lĩnh vực. 

3.3 Tối ưu cấu trúc internal link

Internal Link là yếu tố không thể thiếu để tăng điểm Domain Authority cho website. Thực tế cho thấy có nhiều website chỉ quan tâm đến External Link mà bỏ quên Internal Link. Đây chính là một trong những sai lầm lớn bởi hai loại link này cần được sử dụng một cách đồng đều.

Những đường liên kết có tác dụng đưa người dùng đến các bài viết có cùng chủ đề với bài viết mà họ đang đọc. Từ đó cung cấp thêm thông tin cho họ. Hơn nữa, Internal Link cũng giúp Google đọc dữ liệu trên trang web của bạn nhanh chóng và hiệu quả hơn. Giúp tăng độ uy tín và cải thiện điểm DA cho website.

3.4 Loại bỏ các link xấu độc hại

Đôi khi sẽ có những đối thủ chơi xấu và thêm các đừng link độc hại vào website của bạn nhằm giảm thứ hạng của website. Vì vậy hãy kiểm tra danh sách các đường liên kết trên website để loại bỏ những liên kết xấu kịp thời. Nó sẽ giúp website của bạn trở nên sạch sẽ và thân thiện với người dùng hơn. Từ đó cải thiện Domain Authoriry một cách tự nhiên. 

3.5 Tăng tốc độ cho website

Yếu tố cuối cùng để tăng điểm DA là tốc độ của website. Tốc độ tải trang chậm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến trải nghiệm người dùng khi truy cập trang web. Một thống kê cho thấy đa số người dùng sẽ thoát nếu phải chờ quá 15s cho một trang web tải xong.

Một trong những công cụ để phân tích tốc độ tải trang là  PageSpeed (công cụ được tạo ra bởi Google). Nó sẽ quét website của bạn sau đó đề xuất những giải pháp để tối ưu.

Các bài viết liên quan:

Đồng hành và phát triển
cùng Ezseo!