Inbound Marketing: Phương Pháp Tiếp Thị Độc Đáo

dịch vụ seo

Inbound Marketing có vẻ như là một thuật ngữ khá mới lạ với đại đa số mọi người. Hình thức marketing này tiếp cận khách hàng theo một cách rất mới lạ so với các hình thức khác trên thị trường. Vậy thực chất Inbound Marketing là gì ? Inbound Marketing khác gì so với Outbound Marketing? Tất cả sẽ được Ezseo giải đáp trong bài viết dưới đây.    

1.Tổng quan về Inbound và Outbound Marketing

1.1. Inbound marketing là gì?

Inbound Marketing là phương pháp tiếp thị thông qua việc xây dựng mối quan hệ dài hạn với khách hàng dựa trên sự tin tưởng và những lời khuyên hữu ích. Nói một cách dễ hiểu, Inbound Marketing là phương thức tiếp thị dựa trên việc doanh nghiệp nêu ra vấn đề của khách hàng sau đó gợi ý cách giải quyết có liên quan đến sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Khi khách hàng có nhu cầu, họ sẽ tìm tới doanh nghiệp đầu tiên.

1.2. Outbound marketing là gì?

Outbound Marketing là hình thức tiếp cận khách hàng tiềm năng thông qua việc truyền tải thông điệp tới công chúng. Cụ thể hơn, hãy lấy ví dụ về các biển quảng cáo trên đường hay TV chẳng hạn, có hàng trăm, hàng nghìn người đi ngang qua các đối tượng này, chắc chắn sẽ có một vài người là khách hàng tiềm năng của bạn. Mục đích chính của Outbound Marketing là phối hợp hiệu quả truyền thông đa kênh để tăng tỉ lệ chuyển đổi và thúc đẩy doanh số bán hàng.

2. So sánh sự khác biệt giữa Inbound và Outbound Marketing

2.1. Khác biệt về khả năng giao tiếp

Outbound Marketing truyền thống thường chỉ tiếp cận khách hàng một chiều. Nhà quảng cáo chủ động nhồi nhét thông điệp nào đó đến cộng đồng và đa số mọi người không quan tâm đến. Trên nền tảng online, các thông điệp có thể nhắm đúng mục tiêu hơn thông qua các từ khóa. Ngược lại, Inbound Marketing chú trọng vào sự giao tiếp qua lại hai chiều giữa nhà quảng cáo và khách hàng. Dựa trên chân dung khách hàng và những vấn đề mà họ gặp phải để điều hướng họ đến các nội dung cần thiết thông qua các quy trình có sẵn.

2.2. Khác biệt về dạng nội dung truyền tải

Các thông điệp được truyền tải trong các chiến dịch về Outbound Marketing có đến 80% là các thông tin liên quan trực tiếp tới sản phẩm và bán hàng, 20% là những nội dung kiến thức hữu ích. Ngược lại, với Inbound Marketing, thông tin về sản phẩm chỉ chiếm chưa đến 20% các nội dung trên website, còn lại tập trung xây dựng và phát triển các nội dung hữu ích và cung cấp kiến thức ở nhiều chủ đề khác trong ngành. Nhằm biến doanh nghiệp trở thành chuyên gia trong mắt khách hàng.

2.3. Khác biệt về mục tiêu

Mục tiêu của Outbound Marketing là tiếp thị sản phẩm cho càng nhiều người càng tốt. Làm cho sản phẩm xuất hiện trên tất cả các truyền thông có sự xuất hiện của khách hàng. Điều này đôi khi gây khó chịu bởi không phải ai cũng có nhu cầu giống nhau. Về phía Inbound Marketing, hình thức quảng cáo này xuất phát từ nhu cầu của khách hàng. Doanh nghiệp tìm ra các vấn đề hoặc khó khăn mà doanh nghiệp đang gặp phải. Từ đó xây dựng các nội dung giúp giải quyết các vấn đề đó, biến doanh nghiệp thành chuyên gia trong mắt khách hàng và có được sự tin tưởng từ họ.

3. Lợi ích mà Inbound Marketing mang lại cho doanh nghiệp

3.1. Tiết kiệm chi phí

Lợi ích đầu tiên mà Inbound Marketing mang đến cho doanh nghiệp là tiết kiệm chi phí. So với việc phải đầu tư chi phí để truyền tải thông điệp của doanh nghiệp đến với khách hàng ở quy mô lớn một cách thường xuyên của Outbound Marketing, việc xây dựng các nội dung hữu ích giúp giải quyết nhu cầu của khách hàng sẽ tiêu tốn mức chi phí ít hơn nhiều. Thực tế cho thấy, Inbound Marketing tiết kiệm chi phí đến hơn 60% so với Marketing truyền thống. Điều này rất quan trọng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Những doanh nghiệp luôn tìm cách để tối ưu mức ngân sách của mình.

3.2. Đem lại lợi ích lâu dài

Một điều chắc chắn về Inbound Marketing là phương pháp tiếp thị này mang đến lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp. Một khi đã tạo ra được các nội dung hữu ích đối với khách hàng và tạo dựng được mối quan hệ tốt đẹp với họ, những đối tượng này sẽ trở thành khách hàng trung thành và liên tục quay lại với doanh nghiệp. Lấy ví dụ khi bạn có một bài đăng tốt trên Facebook, người dùng sẽ tự động tương tác mạnh mẽ với đăng đó. Nhờ vậy, doanh nghiệp tiếp cận được với một số lượng lớn khách hàng tiềm năng. Hơn thế nữa, khách hàng sẽ theo dõi trang Facebook của bạn lâu dài nếu bạn thường xuyên có những nội dung chạm đến được những nỗi đau của họ.

3.3. Xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp

Inbound Marketing là một công cụ hoàn hảo giúp bạn xây dựng uy tín thương hiệu. Khắc sâu hình ảnh của thương hiệu vào tâm trí khách hàng. Thông qua các nội dung có nhắc đến thương hiệu và các thông tin dạng media có đính kèm logo thương hiệu, mọi người sẽ dễ dàng nhận diện được doanh nghiệp của bạn. Những nội dung hữu ích mà bạn cung cấp sẽ chiếm được lòng tin của độc giả. Từ đó có một tác động rất tích cực đến độ uy tín của thương hiệu.

 

Các bài viết liên quan:

 

 

Đồng hành và phát triển
cùng Ezseo!