Mô Hình 4P Là Gì ? Vai Trò Của 4P Trong Marketing

dịch vụ seo

Hiện nay, có nhiều quy trình Marketing như quy trình 6P, 7P, 15P,… Tuy nhiên, tất cả những quy trình này đều xuất phát từ xuất phát từ 4P. Vì vậy bạn cần hiểu được bản chất của 4P trong Marketing trước khi tìm hiểu các quy trình nâng cao khác. Hãy cùng Ezseo khám phá thông qua bài viết dưới đây.

 

1. Tổng quan về mô hình 4p trong Marketing

4P trong Marketing là mô hình Marketing tập trung vào 4 yếu tố chính bao gồm: Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Địa điểm), Promotion (Quảng bá). Cụ thể như sau:

  • Product (Sản phẩm): Sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh
  • Price (Giá): Giá bán của mỗi đơn vị sản phẩm
  • Place (Địa điểm): Nơi khách hàng có thể mua hàng
  • Promotion (Quảng bá): Cách thức đưa sản phẩm đến với khách hàng

Quy trình 4P có tầm quan trọng đặc biệt đối với doanh nghiệp. Mức độ thành công của việc mô hình này sẽ tác động mạnh đến doanh thu của doanh nghiệp.

4p trong marketing là gì

2. Phân tích 4P trong Marketing

2.1. Product trong 4P

Yếu tố đầu tiên trong 4P là Product hay sản phẩm. Sản phẩm là nền tảng của mọi chiến lược marketing bởi mục đích của marketing là thuyết phục khách hàng mua và sử dụng sản phẩm. Vì vậy nếu sản phẩm không tốt thì sẽ ảnh hưởng tới các hoạt động khác trong quy trình 4P. 

2.2. Price trong 4P

Yếu tố tiếp theo là Price hay giá bán của sản phẩm. Khi xem xét giá bán của một sản phẩm cụ thể, cần cân nhắc các khoản chi phí để tạo ra sản phẩm đó như: chi phí nguyên vật liệu, nhân công, chi phí sản xuất… nhằm đem lại lợi nhuận. Thông thường, mức lợi nhuận lý tưởng thường chiếm khoảng 15 – 20% giá bán của sản phẩm. 

Các thành của mô hình 4p

2.3. Place trong 4P

Song song với Price là Place hay địa điểm mà khách hàng có thể mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ. Trong Marketing yếu tố này thường được gọi là kênh phân phối, có hai loại kênh phân phối phổ biến là: 

  • Phân phối trực tiếp: doanh nghiệp cung cấp sản phẩm trực tiếp đến khách hàng mà không thông qua đơn vị trung gian nào
  • Phân phối gián tiếp: doanh nghiệp thông qua các kênh trung gian như: chi nhánh bán lẻ, siêu thị, chuỗi cửa hàng,.. để phân phối sản phẩm của mình đến với khách hàng. 

2.4. Promotion trong 4P

Yếu tố cuối cùng của mô hình 4P là Promotion hay quảng bá sản phẩm. Promotion là chìa khóa để đưa sản phẩm đến với khách hàng. Để khách hàng mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ mà bạn cung cấp thì bạn cần gây ấn tượng tích cực và tạo nhu cầu mua hàng cho họ.

Việc tìm ra phương pháp quảng bá thích hợp với doanh nghiệp phụ thuộc phần lớn vào ngân sách cũng như đối tượng khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp. Bạn phải chắc chắn rằng quảng cáo sản phẩm của mình cho đúng người để tối đa hóa lợi nhuận thu được.

 

3. Ưu và nhược điểm của mô hình 4P trong Marketing

3.1. Ưu điểm

Tương tác dễ dàng với khách hàng

Mô hình 4P giúp doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng trên nhiều nền tảng. Từ đó tạo ra tương tác với họ. Vì vậy doanh nghiệp có thể dễ dàng nắm bắt tâm lý khách hàng để tối ưu chiến dịch Marketing của mình một cách hiệu quả hơn.

Dễ dàng đo lường các thông số

4P là một mô hình dễ triển khai và cũng đồng thời dễ dàng để đo lường các thông số. Điều này được biểu thị rõ ràng hơn khi bạn thực hiện chiến dịch Marketing trên các kênh truyền thông. Nhờ các số liệu này, doanh nghiệp sẽ biết được độ hiệu quả của các chiến dịch quảng bá mà mình đang thực hiện. Từ đó đưa ra những điều chỉnh cho các chiến dịch sau này.

Dễ dàng tiếp cận khách hàng tiềm năng

Mô hình 4P tập trung vào 4 yếu tố chính trên hành trình khách hàng. Khách hàng sẽ ấn tượng ngay từ khi nhìn thấy sản phẩm, biết nhiều thông tin hơn về sản phẩm thông qua quảng bá và địa điểm bán, và cuối cùng đi đến quyết định mua hàng bởi mức giá bán hấp dẫn. Vì vậy mô hình 4P đem tới cơ hội để doanh nghiệp có thể tiếp cận và thuyết phục khách hàng tiềm năng mua hàng.

3.2. Nhược điểm

Dễ tạo cảm giác phiền nhiễu

Việc vận dụng mô hình 4P quá mức đôi khi cũng gây phản tác dụng. Khi khách hàng không có nhu cầu và không muốn mua một sản phẩm thì họ sẽ cảm thấy khó chịu khi cứ liên tục bị gợi ý về sản phẩm đó. Vì vậy, những gợi ý mua hàng dành cho khách hàng tiềm năng đôi khi thì phù hợp, đôi khi lại không.

Cạnh tranh khốc liệt

Thị trường Marketing đang phát triển và có nhiều tiềm năng to lớn. Vì thế  mà càng ngày càng có nhiều người tham gia vào lĩnh vực này. Điều này là biến Marketing trở thành một môi trường cạnh tranh khốc liệt. Vậy nên một chiến lược hợp lý và linh hoạt là những gì mà doanh nghiệp cần để chiến thắng trước những đối thủ khác.

 

4. Tầm quan trọng của chiến lược Marketing 4P

Tạo ra sản phẩm mới, chất lượng

Chiến lược Marketing 4P yêu cầu doanh nghiệp phải nghiên cứu thị trường và thấu hiểu tam lý khách hàng. Những thông tin này sẽ giúp doanh nghiệp có thể sáng tạo và cho ra những sản phẩm có thể đáp ứng được mong muốn của người tiêu dùng. Vì vậy để vận hành mô hình 4P một cách tốt nhất thì doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm của mình, nhằm đem lại lợi ích tối đa cho khách hàng.

Nâng cao giá trị thương hiệu, uy tín công ty trên thị trường

Mô hình 4P giúp đưa thương hiệu của doanh nghiệp đến với khách hàng. Từ đó tạo dựng sự uy tín, tin tưởng cũng như đưa doanh nghiệp phát triển nhanh trên thị trường.

Gia tăng lợi ích cho người tiêu dùng

Như đã nói ở trên, khi thực hiện chiến lược 4P, các sản phẩm sẽ không ngừng được cải tiến về chất lượng, tính năng cũng như giá cả. Điều này giúp người tiêu dùng có thể tiếp cận được với những sản phẩm tốt hơn, tiện lợi hơn với giá thành rẻ hơn.

Các bài viết liên quan:

Đồng hành và phát triển
cùng Ezseo!