Các doanh nghiệp muốn xây dựng được hệ thống kinh doanh hoàn chỉnh và phát triển bền vững thì cần xây dựng được mô hình kinh doanh phù hợp. Việc xây dựng mô hình kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp hiểu được vấn đề đang giải quyết cho khách hàng của mình. Vậy mô hình kinh doanh là gì và có vai trò như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
1. Mô hình kinh doanh là gì?
Mô hình kinh doanh có thể được hiểu là một khuôn mẫu mà doanh nghiệp dựa vào đó để tạo ra doanh thu, lợi nhuận. Các mô hình kinh doanh chắt lọc những tiềm năng của một tổ chức và tạo nên một khuôn khổ để vận hành và giải quyết các vấn đề của công ty. Mô hình kinh doanh là một yếu tố quan trọng góp phần mở ra cho doanh nghiệp những giá trị dài hạn bền vững. Việc phát triển mô hình kinh doanh không đơn giản chỉ để phục vụ cho vấn đề lợi nhuận, tối ưu chi phí mà còn là hướng đến sự phát triển toàn diện của doanh nghiệp.
2. Vai trò của mô hình kinh doanh đối với doanh nghiệp
Mô hình kinh doanh giống như một kế hoạch chi tiết của doanh nghiệp. Định hướng con đường phát triển của doanh nghiệp hiện tại và trong tương lai. Mô hình giống như bản đồ định vị khái quát về doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn phát triển bền vững và tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường thì việc xây dựng mô hình kinh doanh hiệu quả là điều cần thiết. Mô hình kinh doanh sẽ giúp hình thành ý tưởng, giải quyết các vấn đề và đưa ra các giải pháp kinh doanh tốt nhất.
3. Các bước tạo lập mô hình kinh doanh phù hợp
3.1. Tìm hiểu nhu cầu khách hàng
Trước khi xây dựng mô hình kinh doanh, bạn cần khảo sát, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng. Điều này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khách hàng của mình. Biết được khách hàng của bạn là những người như thế nào? Họ đang quan tâm đến vấn đề gì và tiếp cận họ như thế nào cho hiệu quả. Từ các yếu tố bạn đã phân tích, bạn có thể xây dựng những ý tưởng và chiến lược phù hợp để tạo nên bước nền vững chắc cho các hoạt động sau này.
3.2. Lên ý tưởng kinh doanh
Khi đã thấu hiểu những vấn đề và mong muốn của khách hàng, bạn cần làm là tạo ra những sản phẩm, dịch vụ giúp khách hàng thỏa mãn nhu cầu của họ. Các sản phẩm của bạn phải đảm bảo về chất lượng. Và phải có đặc điểm nổi bật để đủ sức cạnh tranh trên với những đối thủ cùng ngành khác. Cố gắng đáp ứng được những nhu cầu của khách hàng, khiến khách hàng hài lòng khi sử dụng sản phẩm dịch vụ của bạn.
3.3 Lựa chọn kênh phân phối phù hợp
Mỗi phân khúc khách hàng sẽ có những kênh phân phối khác nhau. Doanh nghiệp có thể lựa chọn kênh phân phối phù hợp để có thể tạo ra cầu nối giúp đưa khách hàng gần hơn với sản phẩm. Doanh nghiệp cần nghiên cứu các yếu tố như: giá cả, tiếp thị, phân phối… và đưa ra những cách thức vận hành phù hợp để các kênh hoạt động hiệu quả. Đồng thời mang lại doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doahn nghiệp cũng cần đầu tư vào các chiến dịch marketing để quảng bá sản phẩm. Tùy vào từng thời điểm khác nhau mà đưa ra các chiến dịch phù hợp.
3.4. Tiến hành thực hiện
Khi đã hoàn tất chuẩn bị, tiến hành bắt tay vào thực hiện mô hình kinh doanh của mình. Bạn cần có sự chuẩn bị kĩ càng về vốn đầu tư, nguồn nhân lực và cơ sở vật chất. Tạo tiền đề vững chắc để thuận lợi hơn trong quá trình hợp tác với các đối tác sau này. Bắt đầu xây dựng các chiến dịch kinh doanh phù hợp với mô hình kinh doanh của bạn. Thường xuyên theo dõi và đưa ra những giải pháp kịp thời để vận hành tốt mô hình kinh doanh của bạn.
4. Các mô hình kinh doanh hiệu quả 2022
4.1. Mô hình thương mại điện tử
Mô hình thương mại điện tử là loại mô hình mà các đơn vị hợp tác với nhau giữa bên cung cấp sản phẩm và bên phân phối. Các bên sẽ cung cấp và mang sản phẩm đến người dùng thông qua các trang thương mại điện tử. Các trang TMĐT có thể coi như các trung tâm thương mại online, giúp kết nối các doanh nghiệp với nhau. Hình thức này có ưu điểm là hạn chế được tình trạng tình trạng gian lận vì các hoạt động đều minh bạch. Đồng thời giúp tiết kiệm chi phí phân phối, tiếp thị sản phẩm. Các trang thương mại điện tử phổ biến có thể kể đến như Tiki, Lazada, Shopee,…
4.2. Mô hình tiếp thị liên kết
Tiếp thị liên kết (affiliate marketing) phương thức để doanh nghiệp quảng bá sản phẩm dịch vụ của mình thông qua các liên kế được chia sẻ trên Internet. Trong đó, các đơn vị chia sẻ sản phẩm dịch vụ từ một website khác sẽ được nhận hoa hồng dựa trên sản phẩm mà họ bán được. Hình thức này chỉ tốn chi phi khi đơn hàng được hoàn thành. Mô hình này thường được áp dụng bởi các trang thương mại điện tử lớn như Amazon, Ebay,… Các đơn vị này sẽ trả hoa hồng cho những người tiếp thị sản phẩm dựa trên các sản phẩm mà họ bán được.
>>Có thể bạn quan tâm: Affiliate Marketing – phương pháp kiếm tiền thụ động hiệu quả
4.3. Mô hình agency
Agency là thuật ngữ chỉ các đơn vị chuyên tư vấn và cung cấp các dịch vụ marketing cho doanh nghiệp. Công việc của các công ty Agency là đưa ra các giải pháp, chiến dịch giúp khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm, dịch vụ của đối tác. Công ty Agency sẽ bao gồm nhiều chuyên viên Marketing. Giúp các doanh nghiệp xây dựng chiến dịch marketing hiệu quả bằng dịch vụ của mình.
4.4. Mô hình kinh doanh nhượng quyền
Nhượng quyền thương hiệu (franchise) là hình thức kinh doanh mà cá nhân hay một tổ chức sử dụng thương hiệu của sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định để kinh doanh trong một thời gian nhất định. Các ràng buộc tài chính sẽ được thỏa thuận giữa hai bên để phân chia lợi nhuận phù hợp. Doanh nghiệp nhượng quyền thương hiệu phổ biến nhất có thể kể đến McDonald với hơn 92% nhà hàng vận hành theo hình thức franchise.
4.5 Mô hình Blockchain
Blockchain hiểu đơn giản là một cuốn sổ kĩ thuật số ghi ghép lại những thông tin mã hóa liên kết với nhau. Cuốn sổ này được chia sẻ cho những người tham gia mạng lưới. Từ khi Bitcoin ra mắt và trở thành một hiện tượng toàn cầu, Blockchain cùng dần trở nên phát triển. Toàn bộ các bản sao này được thay đổi và bổ sung khi dữ liệu hoặc giao dịch mới được ghi vào blockchain thông qua sự đồng thuận của tất cả mọi người tham gia.
Các bài viết liên quan:
- Công Nghệ Số – Giải Pháp Tất Yếu Để Nâng Cao Hiệu Quả
- Công Nghệ 4.0 – Cơ Hội Và Thách Thức Đối Với Doanh Nghiệp
- Chuyển Đổi Số – Giải Pháp Cạnh Tranh Cho Doanh Nghiệp
- Cách Viết Content: Bíp Kíp Tối Ưu Nội Dung
- Dịch Vụ SEO Website【Lên Top & Chiếm Lĩnh Thị Trường】
- Thiết Kế Website Chuẩn SEO 【Nâng Cấp Bộ Mặt Thương Hiệu】
- Dịch Vụ Marketing Tổng Thể – Giải Pháp Marketing Toàn Diện
- Dịch Vụ Quảng Cáo Google【Bí Quyết Đi Trước Đối Thủ】